Cách phân biệt đu đủ sạch và đu đủ bẩn

Có 1 lượng lớn nông dân khi trồng đu đủ đã phun thuốc BVTV thẳng vào trái làm cho da trái đu đủ bị phỏng, vết thương sau khi lành sẽ bị mất màu xanh diệp lục tạo ra các vết nám màu xám bên ngoài trái đu đủ như ảnh đu đủ a Cón bao năm nay.

Đu đủ không bị phun thuốc BVTV thẳng vào trái thì da trái đu đủ vẫn còn diệp lục màu xanh như đu đủ VietGap Thảo Phương bao năm nay.

Trong tự nhiên thì da trái đu đủ không thể bị mất màu xanh diệp lục khi chưa chín. Ở góc độ kỹ thuật chuyên môn về trồng đu đủ thì nói thẳng ra nguyên nhân dẫn đến nám trái do phỏng thuốc BVTV là khi nông dân lạm dụng thuốc gốc đồng hàm lượng cao cộng với thuốc bám dính để tăng khả năng thuốc BVTV bám dính trên trái mới có thể làm phỏng da trái và hủy diệt các chất diệp lục trên da trái, vết thương sau khi lành đã không thể tạo lại chất diệp lục như trước khi trái ăn 1 lượng lớn thuốc BVTV.

Việc lạm dụng thuốc gốc đồng với hàm lượng cao hơn khuyến cáo cộng với thuốc bám dính thì nông sản cần phải được cách ly 6 tháng mới hết tác hại của thuốc đối với sức khỏe người tiêu dùng. Hạt tiêu đen của Việt Nam bị người Đức test hàm lượng thuốc gốc đồng cao hơn mức cho phép nhiều lần nên hạt tiêu đã bị cả thế giới tẩy chay dẫn đến sập 1 cây trồng thế mạnh của Việt Nam. Đó là hạt tiêu đen, còn đu đủ thì chín từ dưới lên trên liên tục nên 5 ngày phải hái 1 lần thì không thể cách ly 6 tháng và trái từ lúc phun đến khi hái chỉ 1 vài ngày thì nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm là việc tất nhiên.

Phun thẳng thuốc BVTV + bám dính vào trái mà chưa phải là đu đủ bẩn, thì đu đủ bẩn là đu đủ như thế nào ?!

Mọi nông dân trồng đu đủ đều biết bí mật này nhưng chưa ai từng công bố. Bản thân tôi cũng là 1 nông dân trồng đu đủ nên tôi nghĩ là đã đến lúc cần phải công bố cho cả nhân loại biết điều này bởi mọi người có quyền biết để tăng kiến thức trong việc phân biệt đu đủ bẩn và đu đủ sạch.

Tôi cũng muốn nói thêm về việc người tiêu dùng cân nhắc các thông tin trên mạng, bởi thời gian gần đây nhiều lái buôn đăng tải thông tin sai sự thật nhằm đánh lừa khách hàng của họ, ví dụ như họ rao việc trồng đu đủ theo tiêu chuẩn này, theo tiêu chuẩn nọ, vân vân và vân vân … nhưng lại ko có được cái chứng nhận nào vắt lưng và cũng ko có trình độ trồng: trồng đơn giản còn không ra hồn thì kiến thức nào để trồng theo tiêu chuẩn này tiêu chuẩn nọ.

Cứ hở ra là trồng theo tiêu chuẩn Global Gap hay trồng theo hướng hữu cơ này này nọ nọ, nhưng cứ nhắm vào trái mà phun thuốc ầm ầm bất kể sự an toàn vệ sinh thực phẩm hay mặc kệ chuyện ngộ độc trên diện rộng khi khách hàng ăn phải đu đủ mà thuốc BVTV còn bám đầy bên ngoài vỏ là sai trái với đạo đức nghề nghiệp.

Họ mà có kiến thức về cây trồng thì cây không bao giờ bệnh, mà không bệnh thì cần gì phải phun 1 lượng lớn thuốc BVTV thẳng vào trái như thế ?

Đã không có trình độ canh tác rồi mà còn trồng theo tiêu chuẩn này nọ, nói về đu đủ sạch thì chỉ có trang trại đu đủ Thảo Phương có chứng nhận VietGap được trồng tại Đồng Nai mà thôi.

Bài viết này được gửi tới hơn 500 cửa hàng và đăng trên web để mọi người dân đều có thể tìm hiểu với từ khóa “cách phân biệt đu đủ sạch và đu đủ bẩn”

Xin cám ơn mọi người đã đọc.

Vua đu đủ haclong !

Share on facebook
Facebook